Cải thiện màu sắc nhờ bổ sung astanxanthin
Màu sắc trên tôm ngoài việc biểu thị tình trạng sức khỏe còn ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm của tôm. Màu sắc quyết định giá tôm trên thị trường, nơi tôm được phân loại và đánh giá dựa trên màu sắc của chúng, tôm có màu đỏ đẹp sau khi luộc chín được coi là chất lượng cao hơn và được người tiêu dùng chấp nhận hơn. Vì vậy màu sắc cũng là một trong những yếu tố quyết định đến giá cả tôm nuôi, đặc biệt là ở tôm Sú (P. monodon).
Màu sắc của tôm chủ yếu phụ thuộc vào sự hiện diện định tính và định lượng của các sắc tố (đặc biệt là astaxanthin) có trong vỏ và cơ thể tôm. Astaxanthin là chất chủ yếu tạo nên màu đỏ trên tôm. Thực tế cho thấy, tôm sú bị thiếu hụt astaxanthin sẽ gây ra hội chứng màu xanh, làm cho tôm có màu sắc nhợt nhạt dẫn đến giá bán không cao. Các loài giáp xác nói chung và tôm nói riêng không thể tự tổng hợp được Astaxanthin, chúng phải lấy từ các nguồn bên ngoài như thức ăn được cung cấp hoặc thông qua môi trường sống tự nhiên (vi khuẩn, tảo, nấm…).
Với điều kiện nuôi công nghiệp mật độ cao hiện nay, việc bổ sung astaxanthin vào thức ăn là thật sự cần thiết. Điều này sẽ giúp tôm tạo được màu sắc và nâng cao giá trị cho sản phẩm.
Những báo cáo trước đây cho thấy chế độ ăn bổ sung astaxanthin vào chế độ ăn tôm thẻ có vai trò trong việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng, kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng với mầm bệnh (H Wang, 2015), nâng cao tỉ lệ sống của tôm thông qua việc tăng khả năng chống chịu stress (như tress do độ mặn thấp (Xie S, 2018) và căng thẳng do oxy hòa tan thấp (J. Zhang,2013). Khi bổ sung astanxanthin vào chế độ ăn tôm sú giúp tăng trọng, tăng tốc độ tăng trưởng, cải thiện các thông số miễn dịch (WEN Weigeng, 2011) và giúp tôm chống chịu stress do amoniac (Chih-Hung Pan,2003).
Cải thiện dinh dưỡng cho tôm nhờ bổ sung bột krill
Krill là thuật ngữ chỉ những loài giáp xác cực nhỏ thu hoạch trong vùng biển Nam Cực và được chế biến trong vòng một giờ ngay trên những tàu đánh bắt trang bị đặc biệt, được công nhận đạt tiêu chuẩn MSC để đảm bảo độ tươi, vị ngon và chất lượng. Bột Krill chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, trong đó chứa 58%protein, 25% chất béo quan trọng (omega – 3 Phospholipids, docosahexaenoic acid DHA, EDA…) và cả astaxanthin.
Tôm sản xuất phospholipid không hiệu quả và phải phụ thuộc vào nguồn bổ sung do đó chế độ ăn có bột krill giàu phospholipid giúp tôm xây dựng màng tế bào, lưu trữ, vận chuyển chất béo và chống lại các điều kiện phát triển bất lợi. Nghiên cứu trước đây cho thấy bổ sung bột krill trong chế độ ăn của tôm giúp tôm chống lại stress do độ mặn cao (Castro, 2016); thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (Williams, 2015), cải thiện đáng kể vị ngon, sức hấp dẫn của thức ăn – bột Krill là một chất kích thích hóa học làm tăng thời gian cho ăn (không phải tốc độ) và do đó tăng số lượng thức ăn mà tôm ăn được (Derby et al.,2016).
Để giúp cải thiện màu sắc và dinh dưỡng của tôm nuôi, tập đoàn Neovia Việt Nam đã bổ sung thêm 2 thành phần quan trọng trên vào công thức thức ăn dành cho tôm sú với 2 dòng sản phẩm: Monolis và OC Maxi. Hai sản phẩm này hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn về mặt tăng trưởng, giúp tối đa hóa lợi nhuận cho người nuôi.
Ngoài ra, cũng như tất cả các sản phẩm thức ăn nuôi tôm khác của Neovia Việt Nam, Monolis và OC Maxi được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, giúp thức ăn luôn được đảm bảo về chất lượng theo đúng tiêu chuẩn và khả năng truy xuất nguồn gốc, độ tan chậm, ổn định cao trong nước giúp giảm thất thoát và hạn chế ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt, Monolis và OC Maxi không chứa các hóa chất, hormone và kháng sinh cấm sử dụng; hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, giúp tăng lợi nhuận đáng kể cho bà con trong vụ nuôi.
Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm, vui lòng liên hệ:
Hotline Anh Ba Chuẩn: 0913 50 89 78